GIẢI PHÁP KHỬ TĨNH ĐIỆN TRÊN MÀNG VẢI

Discussion in 'Bàn về công nghệ khử tĩnh điện' started by Nguyen Tan Duy, 11/05/2020.

  1. KHỬ TĨNH ĐIỆN TRÊN VẢI SỢI HIỆU QUẢ

    Công nghiệp dệt may chính là là ngành sản xuất hàng may mặc, nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu về may mặc, thời trang của con người với những sản phẩm đa dạng được thực hiện thông qua hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại, vừa đảm bảo về thẩm mỹ vừa đảm bảo về sản lượng sản xuất.

    Nhưng trong quá trình sản xuất, ngoài những vấn đề về nguyên vật liệu và máy móc thiết bị hư hỏng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu suất làm việc của công nhân thì còn có một lỗi phát sinh đó chính là TĨNH ĐIỆN.


    1/ Hiện trạng thực tế: Đối với các cỗ máy thiết bị kéo sợi, giặt sấy hiện đại tại các nhà máy dệt hiện nay đều gặp phải những tình trạng chung như:

    - Vải khi được giặt, sấy, nhuộm khi được căng ra thành từng khổ vải thì bị nhiễm tĩnh điện cao. Khiến cho công nhân khi thao tác đẩy xe vải, chạm vào vải bị tê giật. Điều này có thể gây mất an toàn lao động đối với những người nhạy cảm, dễ giật mình.

    - Khi kéo sợi, các sợi vải, sợi chỉ bình dính lại với nhau, gây rối sợi…

    - Với mức tĩnh điện >10.000V phát sinh tia lửa có thể là nguyên nhân gây các vết cháy đốm nhỏ trên màng vải hoặc sợi chỉ. Nguy hiểm hơn, nó có thể là nguyên nhân gây cháy nổ, rất nguy hiểm.


    2/ Nguyên nhân

    - Tĩnh điện được hiểu cơ bản là sự mất cân bằng điện tích giữa 2 đối tượng khi ma sát, tiếp xúc và tách tời nhau. Trong quá trình sản xuất vải, dệt sợi… thì việc ma sát giữa các cuộn roller và màng vải, máy kéo sợi và cuộn chỉ là không thể tránh.


    tinh dien tren keo soi.jpg
    nguyen nhan sinh ra tinh dien tren mang vai.jpg
    tinh dien gay te giat tren vai.jpg

    - trong trường hợp vải được giặt, sấy thì độ tĩnh điện tỉ lệ thuận với nhiệt độ trên màng vải


    3/ Dấu hiệu nhận biết

    - Với các ngưỡng điện áp dưới đây thì chúng ta có thể cảm nhận được:

    + Điện áp tĩnh điện >3000V cảm giác bị giật khi tay chạm vào vải

    + Điện áp tĩnh điện >5000V cảm giác nghe được tiếng lách tách từ màng vải

    + Điện áp tĩnh điện > 10.000V thi thoảng nhìn được các tia lửa từ màng vải

    - Làm thế nào khi không có thiết bị đo đặc trưng để xác định màng vải có bị tĩnh điện hay không? Chỉ cần đưa cánh tay vào gần màng vải, lông tay sẽ dựng lên. Điều đó cho thấy điện áp tĩnh điện trên bề mặt vải > 3000Volt

    - Thiết bị được ưu tiên sử dụng để đo phù hợp là “ Thiết bị đo điện trường tĩnh điện DZ4”. Lưu ý khi đo: Khoảng cách từ thiết bị đến màng vải khoảng 25mm.

    thiet bi do dien truong tinh dien DZ4.jpg


    4/ Giải pháp khử tĩnh điện trên màng vải

    - Đối với màng vải có nhiệt độ <50 độ C: Nên sử dụng bộ thiết bị thanh khử tĩnh điện BJS của hãng SHISHIDO đến từ Nhật Bản

    - Đối với màng vải có nhiệt độ >50 độ C: Nên sử dụng bộ thiết bị thanh khử tĩnh điện BOS của hãng SHISHIDO đến từ Nhật Bản

    - Lưu ý lắp đặt: Khoảng cách từ thanh bar đến bề mặt màng vải từ 50mm-70mm để đảm bảo an toàn và hiệu suất của thanh khử tĩnh điện. Cần vệ sinh đầu kim đều đặn 1-3 tháng bằng dung dịch cồn công nghiệp IPA 70% để đảm bảo hiệu suất thiết bị tốt nhất.

    5/ Kết quả thực nghiệm

    - Trước khi gắn thanh khử tĩnh điện BJS:

    + Tĩnh điện trên màng rất cao >3000V, gây tê giật khi chạm vào vải.
    tinh dien tren mang vai.jpg



    - Sau khi sử dụng thanh bar khử tĩnh điện BJS:


    + Tĩnh điện được khử ngay lập tức dưới mức <500V. Đảm bảo an toàn không tê giật, khử hoàn toàn tĩnh điện trên màng vải..

    cach khu tinh dien tren mang vai - Copy.jpg

    Video ket qua thuc nghiem:
    Thông tin bộ thiết bị đo: Máy đo điện trường Statiron DZ4
    Thông tin bộ thiết bị khử: Thanh bar (Ionizer Bar)
    --------------------------------------------------------------------------------------------------------------->
    Nếu bạn gặp các vẫn đề gì tương tự vì tĩnh điện. Đừng ngại trao đổi, chia sẻ và khắc phục vấn đề
    Contact sdt: 0369660485 (ZALO-DUY ESD)
    Email: duynt@systech.vn
     
    dungpvbk and Ngoc Liz like this.
    Loading...

Chia sẻ