Các loại hóa chất chống tĩnh điện phổ biến

Discussion in 'Hóa chất chống tĩnh điện' started by Dũng BK, 25/08/2018.

  1. Dũng BK

    Dũng BK Member


    I. Khi nào cần sử dụng hóa chất chống tĩnh điện?

    Như chúng ta đã biết:
    1. Nối đất tất cả vật liệu dẫn điện và truyền dẫn tĩnh điện
    2.
    Thay thế vật liệu cách điện sang vật liệu truyền dẫn tĩnh điện và dẫn điện
    II. Vật liệu cách điện gây ra ảnh hưởng gì?
    Vật liệu cách điện phát sinh rất nhiều tĩnh điện chúng không được truyền đi và tích tụ lại. Điện tích tích tụ sẽ tạo ra điện trường điện áp cao dẫn đến hiện tượng cảm ứng ( xem lại các bài viết trước để hiểu về hiện tượng cảm ứng).
    Để khắc phục hiện tượng này thì thay thế vật liệu là phương pháp được áp dụng. Tuy nhiên việc thay thế dẫn tới chi phí lớn và nhiều trường hợp vì các lý do khác nhau không thể thay thế được. Việc sử dụng ionizer thì dẫn đấn chi phí cao và nhiều vấn đề khác đi kèm.
    Giải pháp Coating bề mặt là một phương án khá hay. Nguyên tắc của hóa chất phủ tĩnh điện là phủ lên bề mặt một lớp chống tĩnh điện.
    III. Các loại hóa chất chống tĩnh điện phổ biến
    1. Hóa chất phủ tĩnh điện tạm thời
    Ứng dụng: Phủ lên bề mặt vải, mica, nhựa
    Điện trở: <10^11 Ohm
    Thời gian tồn tại: 3-4 weeks ( phụ thuộc vào môi trường bên ngoài)
    2. Hóa chất phủ lâu dài
    Ứng dụng: Phủ lên bề mặt kim loại, nhựa, mika, kính……..
    Điện trở: 10^6-10^9 Ohm
    Thời gian tồn tại: Phụ thuộc vào mức độ mài mòn ( giống như một lớp sơn), thông thường là 2-3 năm sẽ mất tác dụng.
    3. Hóa chất phủ sàn
    Ứng dụng: Phủ lên các bề mặt sàn không có tính chống tĩnh điện như PVC, Vinyl, … Hoặc các bề mặt sàn có các sợi các bon tuy nhiên không đảm bảo:
    Ví dụ: Ghế, xe đẩy, giá kệ nối đất qua xích hoặc con lăn truyền tĩnh điện qua sàn nhưng có những vị trí thì NG, vị trí thì Ok. Nguyên nhân là do không phải toàn bộ vật liệu của sàn là vật liệu truyền dẫn tĩnh điện. Do đó cần sử dụng hóa chất phủ sàn để đảm bảo
    Điện trở: 10^6-10^8
    Thời gian tồn tại: tùy điều kiện sử dụng sàn ( thông thường từ 2-3 năm)
    4. Hóa chất vệ sinh bàn thao tác
    Ứng dụng: Vệ sinh mặt bàn thao tác và tăng khả năng truyền dẫn tĩnh điện cho thảm
    Điện trở: 10^6-10^9
    Thời gian tồn tại: 2-4 weeks ( tùy thuộc vào điều kiện sử dụng khác nhau.
    5. Kem dưỡng da chống tĩnh điện
    Ứng dụng: Đảm bảo truyền dẫn tĩnh điện , giúp da tay mềm, thay thế kem dưỡng ẩm ( phù hợp cho yêu cầu phải đeo vòng đeo tay liên tục)
    Điện trở: Phụ thuộc vào da tay người
    Thời gian tồn tại: ta trong nước.
    IV. So sánh các loại hóa chất chống tĩnh điện
    Các hóa chất chống tĩnh điện phổ biến:
    upload_2018-8-25_16-53-37.png

    V. Dữ liệu thực tế test Hóa chất 1726 và 1733 tại Systech
    [​IMG]
    [​IMG]
    Link chi tiết thông tin sản phẩm:
    https://esdvietnam.com/product-type...21/hoa-chat-phu-esd-cho-tham-be-mat-cach-dien



    `
     
    Loading...

Chia sẻ