BÀI 6: XÂY DỰNG CHƯƠNG TÌNH KIỂM SOÁT TĨNH ĐIỆN- CÁC YÊU CẦU VỀ QUẢN TRỊ

Discussion in 'Tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20' started by Dũng BK, 04/01/2018.

  1. Dũng BK

    Dũng BK Member

    Lưu ý: Bài viết này có tham khảo tài liệu của ESDA, để biết thêm chi tiết xin vui lòng sử dụng bộ tài liệu tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20 của ESDA
    1. XÂY DỰNG CHƯƠNG TÌNH KIỂM SOÁT TĨNH ĐIỆN- CÁC YÊU CẦU VỀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

    1.1 Xây dựng chương tình kiểm soát chống tĩnh điện.
    1.2 Xây dựng chương trình đào tạo.
    1.3 Xây dựng chương trình đánh giá đầu vào.
    1.4 Xây dựng chương trình đánh giá tuân thủ.


    1.1 Xây dựng chương tình kiểm soát chống tĩnh điện.
    1.1.1 Xác định các linh kiện, chi tiết, thiết bị nhạy cảm tĩnh điện.

    Bước đầu tiên trong chương trình kiểm soát chống tĩnh điện là xác định các thành phần nhạy cảm tĩnh điện cùng với mức độ nhạy cảm của nó.Mặc dù chương trình ANSI/ESD S20.20 được xây dựng chuong trình kiểm soát hiệu quả cho những chi tiết có múc nhạy cảm lớn hơn 100V HBM và 200V với CDM. Tuy nhiên có những chi tiết, linh kiện cực kỳ nhạy cảm do đó cầy xây dựng những yêu cầu phù hợp với linh kiện nhạy cảm đó.

    Một số tài liệu để xác định mức độ nhạy cảm đối với tĩnh điện:
    • ANSI/ESDA/JEDEC JS-001 ( HBM)
    • ANSI/ESDA/JEDEC JS-002 ( CDM)
    • Các bộ tài liệu khác như MIL-STD-883, Methol 3015 và MIL-STD-750.
    1.1.2 Xác định các công đoạn và bộ phận có liên quan
    Trước khi lập một kế hoạch cần xác định các công đoạn, bộ phận có liên quan đến công tác kiểm soát tĩnh điện. Thông thường các bộ phận có liên quan trực tiếp đến công tác này bao gồm:
    1. Mua hàng
    2. Thiết kế
    3. Phân tích lỗi
    4. Kiếm soát chất lượng
    5. Sản xuất
    6. Test
    7. Bảo dưỡng
    8. Packing và vận chuyển
    9. Dịch vụ sau bán hàng

    1.1.3 Mục tiêu và tài liệu cho chương trình kiểm soát chống tĩnh điện.
    Sau khi thu thập đầy đủ thông tin thì bước tiếp theo là xây dựng kế hoạch. Kế hoạch này bao gồm mục tiêu, nhiệm vụ, các hoạt động và quy trình cần thiết để bảo vệ các mục ESDS.
    Ngoài ra cần xây dựng thêm các kế hoạch:
    1. Đào tạo
    2. Đánh giá chất lượng đầu vào
    3. Đánh giá tuân thủ
    4. Tài liệu kỹ thuật: Hệ thống nối đất, nối đất cho con ngừoi, Khu vực EPA, Đóng gói, nhãn mác

    1.2 Xây dựng chương trình đào tạo.
    Đào tạo cho con người là mấu chốt trong việc xây dựng chương trình kiểm soát chống tĩnh điện.
    Các hình thức đào tạo chính:
    1. Đào tạo tập trung, giáo viên hướng dẫn
    2. Đào tạo tập trung với đơn vị tư vấn
    3. Đào tạo online ( Computer)
    4. Hội thảo, workshops…
    Do mức độ hiểu biết và mục tiêu cong việc của các bộ phận, cá nhân là khác nhau do đó nên xây dựng chương trình đào tạo làm nhiều modul khác nhau nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người học.

    1.3 Xây dựng chương trình đánh giá đầu vào.
    Việc lựa chọn vật liệu chống tĩnh điện đầu vào như khu vực thao tác, sàn, packing … phải được đánh giá theo ANSI/ESD S20.20. Việc đánh giá này nhằm đảm bảo vật liệu được lựa chọn phù hợp với tiêu chuẩn của ESDA về vật liêu chống tĩnh điện. Phương pháp test và tiêu chuẩn được đề cập trong bảng 2 và 3 của bộ tiêu chuẩn S20.20.Thông thường, Yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm phải được kiểm soát chặt chẽ. Với mức nhiệt độ 23 độ C 12% độ ẩm.
    Việc đánh giá và test này nên được thực hiện bởi đơn vị sử dụng nếu đủ điều kiện về thiết bị và điều kiện mơi trường kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm. Phương án thay thế là sự dụng dịch vụ của đơn vị thứ 3. Nếu không đáp ứng được thì sử dụng kết quả của đơn vị cung cấp (tuy nhiên đơn vị cung cấp phải tuân theo S20.20).

    1.4 Xây dựng chương trình đánh giá tuân thủ.
    Thao khảo bộ tiêu chuẩn TR53 về phương pháp kiểm tra đánh giá và giải quyết các vấn đề thường gặp trong chương tình kiểm soát chống tĩnh điện.
    Dữ liệu thu thập được rất quan trọng để ghi nhận lịch sử, phân tích sự thay đổi, xây dựng cơ sở dữ liệu…
    Việc ghi chép và tần xuất đánh giá ghi chép giá trị được xác định bởi yêu cầu quản lý chất lượng của hệ thống.
    Nếu cần thiết thì thiết kế riêng một nhóm chuyên trách chịu tránh nhiệm cho việc xây dựng một quy trình mới hoặc đánh giá tuân thủ. Một số trách nhiệm chính của nhóm này là:

    1. Chứng nhận đảm bảo các yêu cầu về ESD đôi với một quy tình mới trước khi được đi vào sản xuất thực tế.
    2. Thiết lập các hạng mục cần đánh giá dựa trên yêu cầu kiể soát chống tĩnh điện.
    3. Xác định tần xuất kiểm tra đánh giá kỹ thuật các hạng mục.
    4. Phân tích lỗi
    5. Ghi nhận chính xác những điểm thực tế không đạt yêu cầu. Đảm bảo rằng giá trị ghi nhận là chính xác.
    6. Chuẩn bị báo cáo kiểm tra và đánh giá, gửi chúng tới người quản lý phù hợp.
    7. Phân tích kết quả và đưa ra mục tiêu thực tế nhằm cải thiện tình trạng hiện tại.

    Người viết: Eckbk
    Email: tiendung.hust@gmail.com
     
    Lần sửa cuối: 04/01/2018
    dungpvbk likes this.
    Loading...

Chia sẻ