Bài 4: Lỗi tĩnh điện ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị như thế nào?

Discussion in 'Kiến thức cơ bản về chống tĩnh điện' started by Dũng BK, 28/04/2017.

  1. Dũng BK

    Dũng BK Member

    1. Lỗi tĩnh điện-Làm hỏng thiết bị như thế nào?
    Lỗi tĩnh điện được định nghĩa là những thay đổi của thiết bị do nguyên nhân từ tĩnh điện gây ra. Nó có thể làm thiết bị hỏng hóc ngay hoặc vẫn hoạt động nhưng tiềm ẩn những nguy cơ hỏng hóc về sau. Hiện tượng ESD xảy ra có thể làm chảy kim loại, ngắn mạch, oxi hóa.

    ESD Damage.jpg
    2. Lỗi hỏng hóc tiềm ẩn
    Một thiết bị khi xảy ra lỗi ESD vẫn có thể duy trì hoạt động tuy nhiên nó tiềm ẩn nguy cơ hỏng hóc, tuổi thọ của thiết bị sẽ giảm xuống. Một thiết bị hoặc một hệ thống với những hỏng hóc tiềm ẩn khi đến tay người sử dụng và sau đó là đến khâu bảo hành, sửa chữa khi xảy ra lỗi sẽ làm tăng chi phí khâu bảo hành và gây nguy hiểm cho con người.
    Những hỏng hóc nặng do ESD gây ra có thể phát hiện một cách dễ dàng. Tuy nhiên dạng hỏng hóc tiềm ẩm rất khó phát hiện với công nghệ hiện nay. Đặc biệt là đối với những sản phẩm đã được lắp đặt đầy đủ kinh kiện là một thành phẩm hoàn chỉnh.
    3. Phóng tĩnh điện ( ESD Event)- Điều gì làm hỏng thiết bị
    Những hỏng hóc do ESD gây ra đối với một thiết bị nhạy cảm tĩnh điện (ESDS) được xác định bằng mức năng lượng của phóng tĩnh điện hoặc điệp áp lớn nhất mà thiết bị có thể chịu được. Mức độ này được xác định làm mức nhạy cảm tĩnh điện của thiết bị. Nếu vượt quá mức độ nhạy này, thiết bị có thể bị hỏng.
    Những hỏng hóc do ESD gây ra có ba nguồn gốc như sau:

    1. Phóng tĩnh điện trực tiếp từ một nguồn phát sinh tĩnh điện đến thiết bị
    2. Phóng tĩnh điện từ chính bản thân thiết bị ( thiết bị có sự chênh lệch điện thế đến vật khác)
    3. Phóng tĩnh điện do hiện tượng cảm ứng.
    Có những loại linh kiện chịu được đến hàng trăm volt nhưng cũng có những loại linh kiện chỉ chịu được vài chục volt.
    Dưới đây là một số loại linh kiện nhạy cảm về tĩnh điện:

    ESDS.jpg
    P/S: Vì phóng tĩnh điện rất khó phát hiện bằng bắt thường, do đó cần thiết bị chuyên dụng để phát hiện nó.
    Tham khảo video sau:


    Các bài viết liên quan:
    1. Thiết bị khử tĩnh điện
    2. Các thiết bị đo và kiểm soát tĩnh điện
    3. Giám sát tĩnh điện cho người
    4. Hệ thống giám sát tĩnh điện trong nhà máy
    Bạn có muốn trao đổi trực tiếp với tác bài viết?
    Fanpage chính thức
    :
    CỘNG ĐỒNG CHUYÊN GIA TĨNH ĐIỆN ( ESD VIỆT NAM)

    ( Nguồn: Internet)
    Người viết: Eckbk
    Email: tiendung.hust@gmail.com
    0382379788​
     
    Last edited by a moderator: 16/06/2021
    Pham Ngoc Mai and DucNV_Systech like this.
    Loading...
  2. NAM_BK

    NAM_BK New Member

    Bạn Tiến Dũng cho mình hỏi việc cùng một thiết bị để trong các môi trường khác nhau thì độ nhạy cảm tĩnh điện có sai khác nhiều không. Thanks
     
  3. Dũng BK

    Dũng BK Member

    Theo mình cái này phụ thuộc vào linh kiện nhạy cảm tĩnh điện (ESDS) có đặc điểm như thế nào?
    Bạn có thể kiểm tra Technical Data Sheet của nhà sản xuất để biết nhé!
     
  4. admin

    admin Administrator

Chia sẻ