Nhíp chống tĩnh điện có thực sự chống tĩnh điện?

Discussion in 'Kiểm soát tĩnh điện theo ANSI/ESD S20.20' started by Dũng BK, 20/10/2017.

  1. Dũng BK

    Dũng BK Member

    Chào các bạn!
    Các bạn đã bao giờ tự hỏi xem tại sao người ta lại phải dùng nhíp chống tĩnh điện và nó thực sự hiệu quả trong chống tĩnh điện?
    Hôm nay mình sẽ làm thử một thí nghiệm với 3 loại nhíp mà các công ty hay sử dụng.

    1.Mô tả thí nghiệm về ESD
    Đầu tiên mình sẽ nạp cùng một mức điện áp tĩnh điện khoảng 600V lên bản mạch và cho tĩnh điện truyền từ bản mạch tới người mình thông qua nhíp chống tĩnh điện. ( Giả lập hiện tưởng phóng tĩnh điện từ bản mạch tới nhíp-CDM ).
    Người mình có điện áp rất thấ( gần như bằng 0V). Do có sự chênh lệch này nên sẽ sảy ra truyền tĩnh điện từ bản mạch qua nhíp tới người.
    Phóng tĩnh điện sẽ sảy ra nếu tĩnh điền từ bản mạch truyền từ bản mạch đi quá nhanh. Và nó sẽ làm hỏng các linh kiên nhạy cảm trên bản mạch.
    Nhíp ESD sẽ giúp tĩnh điện truyền đi từ từ và không sảy ra phóng tĩnh điện.
    Vì phóng tĩnh điện không nhìn thấy được nên mình dùng một máy ESD Event để phát hiện.
    Sau đó mình dùng máy Voltmeter để đo mức tĩnh điện còn lại trên bản mạch
    .
    tinh dien tren ban mach.jpg

    Theo bạn 3 loại nhíp này thì loại nào sẽ không sảy ra phóng tĩnh điện?

    Nhíp ESD.jpg

    Model: ESD-00: Đầu nhựa chống tĩnh điện, thân nhíp bằng kim loại.
    Model: ESD-17: Đầu nhíp bằng kim loại, thân nhíp phủ 1 lớp sơn chống tĩnh điện.
    Model: 90-SA: Toàn bộ nhíp bằng kim loại.

    2. Thực nghiệm
    Model: ESD-00 ( đầu nhựa ESD)
    Tĩnh điện trên bản mạch: >600V
    Tĩnh điện còn lại: <150V
    Phát hiện phóng tĩnh điện: Không
    Model: ESD-17 ( ESD -đầu kim loại)
    Tĩnh điện trên bản mạch: >600V
    Tĩnh điện còn lại: <150V
    Phát hiện phóng tĩnh điện:

    Model: 90-SA ( Toàn bộ bằng kim loại)
    Tĩnh điện trên bản mạch: >600V
    Tĩnh điện còn lại: <150V
    Phát hiện phóng tĩnh điện:
    3. Kết luận
    Model 90-SA ( toàn bộ bằng kim loại): Tĩnh điện từ bản mạch truyền trực tiếp thông qua kim loại và truyền qua người. Tĩnh điện truyền đi rất nhanh và sảy ra phóng tĩnh điện.
    Model ESD-17( đầu nhíp bằng kim loại, thân bằng ESD): Vẫn sảy ra phóng tĩnh điện từ bản mạch tới thân kim loại của nhíp.
    Model ESD-00 ( đầu nhựa ESD): Tĩnh điện truyền từ từ qua đầu nhíp ESD và không sảy ra phóng tĩnh điện.
    => Với các linh kiện nhạy cảm về tĩnh điện nên sử dụng loại nhíp đầu ESD.
    Có điện trở từ 10^5-10^11 Ohm.
    => Vì một số lý do không thể sử dụng loại nhíp ESD bên trên thì cần khử hết tĩnh điện trên bản mạch trước khi cho tiếp xúc với đầu nhíp bằng kim loại.
    P/S: 1. Vì sao ko dùng nhíp nhựa : Nhíp nhựa tuy không truyền tĩnh điện từ bản mạch tới ngừoi tuy nhiên sẽ pháp sinh tĩnh điện và gây ra hiện tượng nhiễm tĩnh điện do cảm ứng do đó không sử dụng.
    2. Tại sao mức tĩnh điện trên bản mạch không về 0V mà bẫn còn 150V: Vì người mình không nối đất nên tĩnh điện không thể về 0V.
    Đúng ra muốn giá trị đo chính xác cần dùng Voltmeter loại tiếp xúc nhưng chi phí rất cao và sếp mình hem cho. :( Các bạn thông cảm nhé!
    Hi vọng bài viết này giúp ích được cho các bạn quan tâm về ESD.

    Người viết:ECHBK
    Email: dungnt@systech.com.vn
     

    Attached Files:

    Lần sửa cuối: 21/10/2017
    Loading...
  2. ad cho e hỏi chút ạ?
    là thiết bị phát hiện lỗi phóng tĩnh điện kia là j vậy ạ?
    và e có thể mua được ở đâu?
     
  3. admin

    admin Administrator

    bạn tham khảo thiết bị này nhé:
    Thiết bị phát hiện phóng tĩnh điện 901HS
     

Chia sẻ