Hướng dẫn sử dụng thiết bị đo ionizer CPM Statiron DP

Discussion in 'Khác' started by Dinh Ngoc Tan, 13/08/2019.

  1. Hướng dẫn sử dụng thiết bị đo ionizer CPM Statiron DP
    1. Giới thiệu thiết bị đo ionizer statiron DP
    Như chúng ta đã biết tại các khu công nghiệp hay cụ thể ở trong các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử , mạch bán dẫn, hoặc sản xuất nhựa film màng. Chúng ta có sử dụng rất nhiều các thiết bị khử ionizer bao gồm quạt ionizer, thanh bar ionizer để cân bằng điện tích trên các linh kiện điện tử, film màng,.. mạch bán dẫn. Tuy nhiên có thể chúng ta vẫn chưa biết lắp đặt nó với khoảng cách như thế nào là hợp lý và thời gian khử tĩnh điện trong bao lâu. Mặt khác sau một thời gian chúng ta sử dụng các thiết bị khử tĩnh điện đó chúng ta không biết được nó có còn khử được tĩnh điện nữa hay không hay là khử yếu hơn. Do đó cần phải có một thiết bị đo đạc được ionizer để có thể thuận tiện trong việc lắp đặt và kiểm tra các thiết bị ionizer và thiết bị đó chính là thiết bị đo ionizer CPM statiron DP.

    DP ionizer.jpg
    2. Nguyên lý hoạt động của thiết bị đo statiron DP
    Thiết bị khử ionizer là thiết bị dùng bộ kích điện áp kết hợp với đầu kim nhọn để kích điện áp đến mức có thể ion hóa không khí khiến nguyên tử đang trung hòa về điện tích thành ion là ion(+) và Ion(-) và sau đó sử dụng quạt gió hoặc khí nén để thổi ion vào vùng cần khử. Vậy thiết bị đo ionizer DP là thiết bị đo khả năng khử cửa ionizer ( decay time )và khẳ năng nạp thêm điện áp vào linh kiện ( ion balance ) khi đã trung hòa rồi.
    Nguyên lý hoạt động chủ yếu của thiết bị đo statiron DP là thiết bị sẽ nạp vào tấm kim loại 1 mức điện áp +1500 (V) hoặc – 1500 ( V) sau đó sẽ để thiết bị ionizer thổi vào với 1 khoảng cách nhất định sau đó thiết bị sẽ tính thời gian để khử ±1500V xuống ± 100 (V) là trong bao lâu. Ngoài ra thiết bị còn có chế độ đo lượng ionizer do quạt nạp thêm điện áp vào thanh kim loại (CPM ) .

    DP4 ionizer.jpg
    3. Hướng dẫn sử dụng thiết đo statiron DP
    Một số lưu ý trước khi đo:
    - Cần setup môi trường trước khi đo ( setup độ ẩm, nhiệt độ ) nếu có thể .
    - Kiểm tra kỹ thiết bị bao gồm ( pin , thông số điện áp nạp vào CPM )
    - Áp dụng tiêu chuẩn về ionizer STM 3.1 Ionizer để đo đạc ionizer cho đúng tiêu chuẩn.

    DP2 ionizer.jpg
    Các bức đo ionizer :
    Bước 1: Chuẩn bị thiết bị đo ionizer ( pin, dây nối đất ) và setup môi trường đo, phòng thí nghiệm …và vật cần đo ( thanh bar ionizer & quạt ionizer )
    Bước 2: Đặt DP cách với vật cần đo ( thanh bar , quạt ) khoảng cách 30 cm . Sau đó set thiết bị về 0. Và dùng nút select để chuyển 3 chế độ bao gồm decay time(+), decay time (+) và IB và sau đó ấn nút start để đo. Chờ khi nào thiết bị báo chuông và hiện thời gian khử thì ghi lại thông số.
    Bước 3: Đặt DP đúng như bước 2 để đo 11 vị trí còn lại trong tiêu chuẩn STM3.1sau đó ghi lại thông số.

    Bước 4: Reset thông số thiết bị về 0 và tắt nguồn thiết bị khi không sử dụng
    DP3 ionizer.jpg

    Lưu ý: Sensor ở đầu thiết bị gắn trên tấm kim loại CPM rất dễ hỏng hóc do va đập hoặc rơi vỡ. Do đó cần bảo quản thiết bị tránh va đập mạnh khi không sử dụng


    Người viết : Ngọc Tân
    Email : tandn@systech.com.vn

    Nguồn : Tài Liệu
     
    Loading...

Chia sẻ