Hướng dẫn sử dụng hóa chất phủ bề mặt chống tĩnh điện

Discussion in 'Hóa chất chống tĩnh điện' started by Dinh Ngoc Tan, 27/07/2019.

  1. Hướng dẫn sử dụng hóa chất phủ bề mặt chống tĩnh điện
    1. Hóa chất phủ bề mặt chống tĩnh điện là gì?
    Hóa chất phủ bề mặt chống tĩnh điện là dung dịch dạng bình xịt có tính năng hình thành trên bề mặt của vật liệu một lớp vỏ bọc trong suốt có chức năng giống như một vật liệu truyền dẫn tĩnh điện với dải điện trở (điện trở trên bề mặt 10^6 – 10^11 Ωcm)

    1.jpg
    2. Tại sao phải dùng hóa chất phủ chống tĩnh điện?
    Trong chương trình kiểm soát chống tĩnh điện trong các nhà máy thì vấn đề kiểm soát điện trở bề mặt của vật liệu là vô cùng quan trọng. Nó là một trong những vấn đề cơ bản nhất trong các tiêu chuẩn về kiểm soát chống tĩnh điện : thì bề mặt của các khay, mặt bàn, băng truyền , thảm , gang tay… Phải được làm bằng các vật liệu truyền dẫn tĩnh điện. Trong nhà máy có những vị trí bề mặt vì một nguyên nhân nào đó nó đã bị rách, xước , bào mòn… không còn khả năng truyền dẫn tĩnh điện nữa mà việc thay thế vật liệu đó gặp khó khăn, do đó chúng ta sẽ phải chọn lựa hóa chất phủ chống tĩnh điện để phủ một lớp truyền dẫn tĩnh điện lên bề mặt của vật liệu. Để duy trì và đảm bảo bề mặt của vật liệu đó đủ khả năng truyền dẫn tĩnh điện có thể truyền điện tích đi một cách tốt nhất.

    Lưu ý : Có một số điểm hạn chế của hóa chất phủ chống tĩnh điện mà mọi người nên chú ý:
    - Hóa chất phủ chống tĩnh điện chỉ sử dụng khi vật liệu đó không thể thay thế hoặc chưa có khả năng thay thế vì sau thời gian lớp phủ tĩnh điện sẽ bong dần ra và tiếp tục phủ lại thì rất tốn chi phí.
    - Hóa chất phủ chống tĩnh điện cần thời gian để khô hoàn toàn nên chúng ta sử dụng bề mặt vật liêu sau khi hóa chất khô hoàn toàn.
    3. Cách sử dụng hóa chất phủ chống tĩnh điện hiệu quả nhất
    Thông thường nững hóa chất phủ tĩnh điện thường được thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn, dạng xịt có thể dễ dàng cầm tay và mang theo bất cứ nơi đâu mà bạn muốn. Cách sử dụng cũng khá đơn giản:
    Bước 1: Vệ sinh bề mặt của vật liệu kỹ càng
    Bước 2: Lắc kỹ bình trước khi xịt phủ.
    Bước 2: Xịt đều vào vật liệu với khoảng cách 20 – 30 cm.
    Bước 3: Sấy khô hoặc để khô tự nhiên ở nhiệt độ thường và có thể dùng khăn mềm lau đi.
    Lưu ý: Hóa chất khử tĩnh điện sẽ khô trên bề mặt sau 15 phút và khô hoàn toàn sau 1 tiếng nên sau 1h mới nên tiến hành đo đạc lại.

    2.jpg
    4. Cách chọn lựa hóa chất phủ chống tĩnh điện tốt nhất.
    - Nên chọn những cơ sở uy tín để đặt hàng hóa chất phủ chống tĩnh điện tốt nhất.
    - Đọc kỹ thông số về kỹ thuật của sản phẩm bao gồm độ bền, khả năng bám dính và thông số điện trở của hóa chất sau khi phủ.
    - Đọc kỹ hưỡng dẫn trước khi sử dụng.



    Người viết : Ngọc Tân Engineer
    Email : tandn@systech.com.vn
    Nguồn : Tài liệu
     
    Last edited by a moderator: 27/07/2019
    dungpvbk likes this.
    Loading...
  2. dungpvbk

    dungpvbk New Member

    chủ thớt cho hỏi, sau khi phủ khoảng bao lâu, thì cần phủ lại tiếp vậy (thông thường)?
     

Chia sẻ