GIỚI THIỆU VỀ HÓA CHẤT CHỐNG TĨNH ĐIỆN Một trong các giải pháp kiểm soát ESD là tìm cách thay thế các vật liệu Insulative bằng các vật liệu dissipative. Nhưng nếu không thể thay thế thì sao? (bắt buộc dùng Insulative) Có 2 cách. Một là dùng thiết bị khử tĩnh điện (dạng thanh như CABX, dạng quạt như BF-XZB,...) Cách thứ hai là dùng hóa chất chống tĩnh điện. Một số loại hóa chất ESD Có 3 loại hóa chất thường được sử dụng là: +) Sử dụng làm sạch và phủ 1 lớp ESD tạm thời. Ví dụ 1733, TechSpray. Loại này vừa có tính năng vệ sinh (kiểu ethanol, IPA,...), vừa có tác dụng khử tĩnh điện đang có trên bề mặt, và tạo tính truyền dẫn tĩnh điện cho bề mặt. Đặc biệt thích hợp dùng để vệ sinh các bề mặt vốn dĩ là bề mặt chống tĩnh điện như thảm cao su ESD, mặt sàn... Ngoài ra, nó có 1 số ưu điểm khác: không làm khô bề mặt, tạo nên lớp cách điện, không cháy, giúp cho quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng trở nên đơn giản, an toàn cho người sử dụng, thân thiện môi trường. +) Phủ ESD tạm thời Ví dụ 1726, TechSpray. Loại hóa chất này sẽ tạo 1 lớp coating ESD trên bề mặt đối tượng. Tuy nhiên độ bền của lớp này không cao lắm (phụ thuộc loại vật liệu, tính chất vật lí bề mặt..., và đương nhiên phụ thuộc vào mức độ sử dụng bề mặt sau khi phủ) +) Phủ ESD lâu dài Ví dụ 1756, TechSpray. Loại này đem lại lớp coating bền vững hơn so với loại trên khá nhiều. Đương nhiên vẫn phụ thuộc nhiều Điện trở bề mặt đạt được ở mức tốt hơn (thấp hơn) so với loại trên đây. Với 1756, có 1 chút lưu ý, khó khăn về vận chuyển, bảo quản và sử dụng do loại này xếp vào nhóm hàng hóa nguy hiểm. Tùy theo ứng dụng cụ thể trong công đoạn, trong nhà máy mà ta lựa chọn sử dụng loại hóa chất nào cho tối ưu.
Mình cần hóa chất phủ Esd lâu dài 1756 để phủ lên nhựa. Cho xin báo giá đang cần gấp 0987755495 Tuyên
Phương pháp dùng các loại hóa chất chống tĩnh điện này mình sử dụng trực tiếp trên bề mặt thiết bị được hả bạn.