Bài 3: Vật liệu ESD là gì?

Discussion in 'Kiến thức cơ bản về chống tĩnh điện' started by Dũng BK, 12/04/2017.

  1. Dũng BK

    Dũng BK Member

    Vật liệu cách điện ( Insulative Materials)
    Vật liệu cách điện là: loại vật liệu ngăn cản dòng điện truyền trên bề mặt hoặc đi qua vật liệu. Vật liệu cách điện được định nghĩa là vật liệu có điện trở lớn hơn 1x10^11 Ohm. Tĩnh điện do vật liệu cách điện tạo ra là rất lớn. Do vật liệu cách điện cản trở sự di chuyển của các electron trên bề mặt của nó. Người ta có thể tạo ra cả điện tích âm và điện tích dương trên cùng một vật liệu tại cùng một thời điểm với vị trí là khác nhau.
    Insulative Materials.jpg

    Vật liệu dẫn điện( Conductive Materials)
    Vật liệu dẫn điện có điện trở thấp và cho dòng điện đi qua một cách dễ dàng. Một vật liệu có điện trở thấp hơn 1x10^4 Ohm được coi là vật liệu dẫn điện ( ESD ADV1.0).Khi tĩnh điện sinh ra trên bề mặt, nó sẽ được truyền đi toàn bộ bề mặt của vật liệu dẫn điện .Nếu nó tiếp xúc với một vật dẫn khác thì toàn bộ tĩnh điện sẽ được truyền đi một cách dễ dàng. Nếu nó được kết nối với hệ thống nối đất hoặc dây nối đất của hệ thống điện AC thì toàn bộ điện tích sẽ được truyền đi và vật dẫn điện trở sẽ cân bằng về tĩnh điện.
    Conductive Materials.jpg

    Vật liệu truyền dẫn tĩnh điện ( Dissipative Materials )
    Vật liêu có điện trở nằm giữa khoảng vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện được gọi alf vật liệu truyền dẫn tĩnh điện. ( 1x10^4 Ohm < Dissipative Materials < 1x10^11 Ohm). Dòng điện có thể di chuyển qua vật liệu truyền dẫn tĩnh điện nhưng nó bị kiểm soát không quá nhanh như vật liệu dẫn điện cũng không quá chậm như vật liệu cách điện.
    Do đặc tính này nên trong kiểm soát chống tĩnh điện người ta ưu tiên sử dụng vật liệu truyền dẫn tĩnh điện ( Dissipative Materials).
    Dissipative Materia.jpg

    Nguyên tắc kiểm soát chống tĩnh điện.
    1. Nối đất tất cả vật liệu dẫn điện
    2. Thay thế vật liệu cách điện sang vật liệu truyền dẫn tĩnh điện.
    3. Nếu không thể thay thế vật liệu cách điện thì sử dụng thiết bị khử tĩnh điện để trung hòa điện tích sinh ra.
    4. Đóng gói sản phẩm nhạy cảm tĩnh điện nếu cần vận chuyển ngoài khu vực kiểm soát tĩnh điện
    Các bài viết liên quan:
    1. Thiết bị khử tĩnh điện
    2. Các thiết bị đo và kiểm soát tĩnh điện
    3. Giám sát tĩnh điện cho người
    4. Hệ thống giám sát tĩnh điện trong nhà máy
    Bạn có muốn trao đổi trực tiếp với tác bài viết?
    Fanpage chính thức
    :
    CỘNG ĐỒNG CHUYÊN GIA TĨNH ĐIỆN ( ESD VIỆT NAM)

    Người viết: Eckbk
    Email: tiendung.hust@gmail.com
    Mobile: 0163.2953.518
     
    Last edited by a moderator: 13/02/2020
    Loading...
  2. admin

    admin Administrator

Chia sẻ