Quạt khử tĩnh điện, thanh khử tĩnh điện có độc hại không?

Discussion in 'Các vấn đề thường gặp' started by Dũng BK, 10/10/2018.

  1. Dũng BK

    Dũng BK Member

    Thiết bị khử tĩnh điện-Ionizer có tác hại như thế nào với con người?
    Rất nhiều bạn công nhân trong nhà máy thường xuyên tắt quạt khử tĩnh điện, hoặc thậm chí là tháo kim, rút điện của quạt khử tĩnh điện vì lo ngai rằng quạt này độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Rồi thì nó sinh ra từ gây độc hại cho con người.
    Trong topic này, chúng ta hãy cùng trao đổi về vấn đề này nhé!
    1. Quạt, thanh khử tĩnh điện tạo ra cái gì? Nó có gây hại cho sức khỏe con người không ?
    Thiết bị khử tĩnh điện phổ biến hiện nay sử dụng công nghệ Corona Discharge.
    Công nghệ này tạo điện áp cao tại đầu kim( 3000-7500V) sẽ tạo ra các ion ở đầu kim. Điện áp tại đầu kim là điện áp dương sẽ tạo ra ion +, điện áp ở đầu kim là điện áp âm sẽ tạo ta ion -. Các thiết bị khử tĩnh điện sẽ sinh ra đồng thời cả 2 loại ion này.

    esd fan.jpg
    Những thứ mà quạt khử tĩnh điện tạo ra trong quá trình hoạt động:
    1.1 Ion trong không khí
    1.2 Ozone ( cái này ít nhà sản xuất ionizer thực sư nghiên cứu và công bố)
    1.3 Gió ( Quạt thổi ion sinh ra tới đối tượng cần khử)

    1.1 Ion trong không khí
    Cái này nhiều bạn trong nhà máy lo ngại nhất. Mình có đọc nhiều tài liệu thì ion từ quạt sinh ra không có hại cho con người. Ngoài ra ra ion này còn giúp trung hòa tĩnh điện, khói bụi trong không khí. Chẳng những vậy mà nhiều thiêt bị trong gia đình còn được trang bị ioinzer như máy lọc không khí, điều hòa, tủ lạnh giúp diệt khuẩn và làm trong lành không khí ( chủ yếu tạo ta ion âm).
    Kết luận: Không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người
    Các bạn có thể Search Google về các loại thiết bị điều hòa và tủ lạnh ionizer.
    1.2 Ozone
    Đầy là thành phần phụ do phân tử Oxy ( O2) trong không khí bị khử tạo thành Ozone ( O3).
    Ozone với lượng tích hợp có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi.
    Tuy nhiên với mức độ cao thì có thể gây vấn đề về hô hấp.
    Hiện nay chưa có tiêu chuẩn cụ thể.
    Tuy nhiên các nước như Nhật Bản họ có giới hạn tiêu chuẩn môi trường với Ozone trong công nghiệp là 0.1 ppm.
    Tuy nhiên phần lớn các công nghệ khử tĩnh điện đều sinh ra mức thấp*:
    + Công nghệ DC: 0.02 ppm
    +Công nghệ HF-AC: 0.05ppm
    + Công nghệ HDC-AC: 0,01 ppm
    *: Số liệu dựa trên thông tin của hãng ShiShiDo (Japan), HDC-AC là công nghệ đặc biệt của ShiShiDo.
    Kết luận: Ít có khả năn gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
    1.3 Gió
    Thông thường các công ty bố trí quạt khử thổi thẳng vào vị trí công nhân thao tác và vào người công nhân.
    Hãy tưởng tượng, dù không muốn nhưng quạt thổi 8 tiếng/ ngày bạn có cảm giác lạnh không? Rất dễ gây viêm họng, không đảm bảo sức khỏe.
    Đây mới là mối nguy hại thực sự.
    Giải pháp:
    1. Thay đổi hướng thổi.
    Thay đổi hướng thổi sao cho ít ảnh hưởng tới người thao tác.
    2. Điều chỉnh tốc độ gió, khí nén cấp cho thanh Bar
    Phụ thuộc vào mức độ nhiễm tĩnh điện và thời gian cần để khử tĩnh điện để điều chỉnh tốc độ gió.
    Thông thường chỉ cần ở ngưỡng 1-2 là có thể đảm bảo Decaytime dưới 5s ( 30 cm).
    z1139333563305_09ad16c0a23eaa3a49550dcde5eecc1a.jpg
    3.Sử dụng ionizer không dùng khí nén.
    Loại sản phẩm này đang được nghiên cứu phát triển. Mình sẽ update tới các bạn sau.
    Lưu ý: Không sử dụng Xray cho công đoạn có con người thao tác
    Các bạn có gặp vấn đề như vậy không?
    Hãy thông tin cho mình biết nhé!
    Thanks!
    Người viết: Eckbk
     

    Attached Files:

    Lần sửa cuối: 10/10/2018
    Loading...

Chia sẻ