LỜI KHUYÊN VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT TĨNH ĐIỆN

Discussion in 'Hóa chất chống tĩnh điện' started by Oanh, 17/11/2017.

  1. Oanh

    Oanh New Member

    Nhắc đến 2 từ hóa chất thì chúng ta thường liên tưởng đến 2 từ độc hại.:eek::eek:
    Trong nhiều nhà máy sản xuất, việc sử dụng hóa chất tĩnh điện bắt đầu phổ biến nhưng nhiều người ngần ngại việc sử dụng vì không biết sử dụng loại hóa chất nào vừa đáp ứng được nhu cầu sản xuất lại đảm bảo sức khỏe cho con người. :rolleyes::rolleyes:
    Tuy nhiên, những người quản lý cấp cao của công ty thì lại muốn mua hóa chất đảm bảo yêu cầu sản xuất và vừa rẻ để tiết kiệm chi phío_Oo_O
    Rất nhiều sản phẩm hóa chất ESD được nhiều nhà sản xuất cung cấp, giá cũng có nhiều sự chênh lệch, quảng cáo rầm rộ hiệu quả phủ tĩnh điện. Nhưng khi các nhà máy sản xuất điện tử, nhựa...mua về thì hiệu quả sử dụng rất kém, có loại còn có mùi rất khó chịu và việc ảnh hưởng sức khỏe con người hay không thì không biết. :confused::confused:
    Người mua chỉ quan tâm đến yêu cầu của sếp là phủ tĩnh điện nằm trong dải cho phép và chi phí rẻ nhất có thể. Chỉ khổ cho người dùng, trên đưa xuống bảo làm thế nào thì làm thế ấy.:(:(

    Vì vậy, trên hết người mua hàng và người sử dụng trực tiếp phải nghĩ đến bản thân đầu tiên khi sử dụng hóa chất. Bản thân họ cần có kiến thức về chống tĩnh điện cũng như các loại hóa chất phủ tĩnh điện để đảm bảo lợi ích, sức khỏe và cuộc sống của mình. Nhiều người cho rằng, nếu giá cả cao thì sếp không duyệt cho nhưng họ chỉ quan tâm giá mà không quan tâm đến chất lượng để giải trình cho sếp. Nếu mình đưa ra đầy đủ chứng cứ cũng như đầy đủ thông tin sản phẩm thì không những sếp sẽ đánh giá năng lực của mình mà còn duyệt ngay dự án của bạn;);)
    Sau đây tôi muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm khi mua và sử dụng hóa chất như thế nào để vừa đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng trực tiếp mà giá cả phù hợp:

    Đầu tiên: Phải xác định vật liệu, vị trí, công đoạn mà bạn cần phủ tĩnh điện
    Thứ 2: Tìm hiểu trên mạng về hóa chất mà mình định dùng cho vật liệu, vị trí, công đoạn đã xác định(nếu không biết thì có thể thông qua 1 bên thứ 2 nhờ họ tư vấn)
    Thứ 3: +) Khi tìm kiếm được thông tin(hoặc bên thứ 2 cung cấp tên sản phẩm) thì phải kiểm tra hồ sơ năng lực của công ty
    +) Nguồn gốc xuất xứ, khả năng cung cấp
    +) Kiểm tra data sheet, MSDS của hóa chất đó (Vì khi có nó thì chúng ta có thể nhờ 1 bên thứ 3 kiểm định )
    +) Kiểm tra chức năng, công dụng, thành phần, lợi ích của loại hóa chất đó
    +) Tiêu chuẩn cho phép hay tiêu chuẩn tuân thủ của hóa chất như thế nào
    Thứ 4: Yêu cầu nhà cung cấp mang sản phẩm đến hướng dẫn sử dụng cũng như test thử nghiệm để biết được hiệu quả. Đo lường, theo dõi kết quả để so sánh với thông tin mà nhà cung cấp tư vấn ban đầu để xem hiệu quả như thế nào
    Có đầy đủ thông tin như vậy thì khi tiếp xúc làm việc trực tiếp với hóa chất đó chúng ta cũng yên tâm, không lo lắng bất cứ vấn đề gì:):)
    Như các bài viết trước đã giới thiệu thì tôi có đưa ra sản phẩm hóa chất của Techspray, được sản xuất ở Mỹ, hàng luôn có sẵn, được sử dụng rộng rãi rất nhiều nước từ châu mỹ, châu âu đến châu á.
    Các hóa chất mà Techspray cung cấp đều ghi rõ chức năng, lợi ích, thành phần cũng như áp dụng đối với các vật liệu nào.
    Data sheet và MSDS có trên website để chúng ta có thể tự tra cứu, kiểm tra.
    Các hóa chất họ cung cấp tuân thủ theo tiêu chuẩn của hiệp hội chống tình điện quốc tế ANSI/ESD S20.20
    Riêng bản thân tôi, là một người kỹ thuật phải sử dụng hóa chất để show cho người sử dụng khác thì điều tôi quan tâm nhất chính là an toàn cho bản thân tôi. Vì tôi sẽ là người trực tiếp sử dụng nó để show cho người khác kiểm định. Nó độc hại thì tôi là người đầu tiên bị hại.:D:D
    P/s: Tôi cũng sợ chết nên không dại gì tôi đi tìm đến nó:p:p
     
    Tien Dat, dungpvbk and DucNV_Systech like this.
    Loading...
  2. phihung

    phihung New Member

  3. phihung

    phihung New Member

    a dũng ơi loại này có tác dụng bao lâu trên bề mặt thảm tĩnh điện ạ
     
    DucNV_Systech likes this.
  4. Dũng BK

    Dũng BK Member

    Hi Hùng!
    Cái này thì còn phụ thuộc vào mức độ sử dụng của thảm và tiêu chuẩn bên em đang áp dụng
    Thường thì giá trị điện trở sẽ tăng dần lên do bụi hoặc tay áo công nhân, khay đựng cọ xát với thảm
    nhiều.
    Như điều kiện anh test ở Systech với loại Techspray 1733 thì ban đầu là 10^8 khoảng 2-3 tuần điện trở sẽ >10^9 Ohm, sau 3-4 tuần là trên 10^11 Ohm.
    Theo anh thì em nên test thử đánh giá hàng ngày với nhà máy của mình.
    Sau đó ra đưa ra chu kỳ vệ sinh bằng dung dịch ESD về sinh thảm nhé!
    Thanks
    [​IMG]
     
    DucNV_Systech likes this.
  5. dear mr dung

    dear mr dung Guest

    Bên a ngoài hoá chất dùng cho thảm tĩnh điện còn có loại nào dùng cho gạch k ạ, gạch bên e đg bị NG ở mức 10^4
     
    DucNV_Systech likes this.
  6. Dũng BK

    Dũng BK Member

    Hi Bạn!
    Đó là hóa chất phủ sàn!
    Bạn gửithêm thông tin để mình tư vấn model phù hợp cho bạn nhé!
    email: dungnt@systech.com.vn
    SĐT: 01632953518
     
    DucNV_Systech likes this.
  7. nguyenbinhuyenchi

    nguyenbinhuyenchi New Member

    Anh Dũng ơi, em muốn tìm hiểu các loại dung dịch chống tĩnh điện dùng để sản xuất các module tray. Anh có biết hiện tại có những loại chất nào được sử dụng phổ biến k ạ
     
    DucNV_Systech likes this.
  8. Dũng BK

    Dũng BK Member

    Hi em!
    Theo anh thì phương án coating lên chỉ là giải pháp tạm thời. Phương án sử dụng nhựa chống tĩnh điện sẽ hiệu quả hơn em nhé!
     
    DucNV_Systech likes this.
  9. nguyenbinhuyenchi

    nguyenbinhuyenchi New Member

    Dạ, em không rõ các khay đựng linh kiện sẽ được sử dụng trong bao lâu ạ? Với cả sp coating lên sản phẩm có cần công đoạn sấy khô không ạ
     
    DucNV_Systech likes this.
  10. admin

    admin Administrator

    Sẽ rất khó để nói là được bao lâu. Nó phụ thuộc vào tần suất và mức độ ma sát của khay đối với sản phẩm bạn chứa trong đó. Phụ thuộc cả việc bạn có hay vệ sinh lau chùi các khay bằng dung môi không.... Sau khi coating, nếu bạn sấy, thì sẽ nhanh đưa vào sử dụng hơn. Còn nếu có thời gian thì để khô tự nhiên không sao.
    Mình lưu ý: có 1 giải pháp khác là thao tác với SP' trên khay (lấy ra, đặt vào) dưới vùng bảo vệ của Ionizer, thì sẽ không cần quan tâm nhiều tới việc khay có chống tĩnh điện hay không. Bản chất của việc yêu cầu sử dụng khay chống tĩnh điện là do lo ngại hiện tượng cảm ứng.
     
    dungpvbk and DucNV_Systech like this.
  11. nguyenbinhuyenchi

    nguyenbinhuyenchi New Member

    Vâng cảm ơn ad ạ :)
     

Chia sẻ