Những lỗi sai hay gặp phải khi sử dụng thiết bị đo ESD

Discussion in 'Các vấn đề thường gặp' started by Nguyen Tan Duy, 13/07/2021.

  1. 1/ Sử dụng máy đo điện trở suất bề mặt để đo điện trở bề mặt
    Trong quá trình khảo sát, trao đổi và làm việc với các khách hàng , nhà máy khác nhau, đội ngũ kỹ thuật ESD thuộc công ty SYSTECH nhận ra Có rất nhiều nhà máy, kỹ sư đang sử dụng thiết bị đo điện trở suất bề mặt (như hình) để đo điện trở bề mặt của bề mặt bàn, sàn, giá kệ, …. SYSTECH hiểu rằng một trong những lý do chúng ta chọn thiết bị này vì:
    + Giá thành rẻ. Chỉ cần từ 10-15tr đã có một chiếc máy đo cầm tay vô cùng tiện dụng, dễ dàng di chuyển.
    + Dễ dàng sử dụng, linh hoạt nhỏ gọn

    [​IMG]

    Hình1: Thiết bị đo điện trở suất bề mặt (Có 2 thanh sắt đằng sau)


    Nhưng nó mang lại hậu quả vô cùng lớn mà người sử dụng chưa hình dung được:
    + Thiết bị sai số cao 10-20%
    + Màn hình hiển thị đèn led với các số mũ (sai sót cực kì nghiêm trọng) Ví dụ trong tiêu chuẩn kiểm soát chống tĩnh điện cho bề mặt bàn thao tác ESD: Point to point <1.0x10^9 ohms được quy định cụ thể đến chữ số đơn vị. Vậy khi sử dụng thiết bị này, chúng ta không ghi nhận được giá trị đo chính xác là bao nhiêu 2.0x10^9 hay 9.9x10^9 -> Audit Fail khi nhà audit sử dụng thiết bị hiển thị LCD chính xác
    + Không đáp ứng được bất kì yêu cầu về thiết bị đo theo tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20 chống tĩnh điện.

    [​IMG]

    Hình 2: Sự khác biệt kế quả đo điện trở suất bề mặt và điện trở bề mặt


    Vậy tại sao chúng ta không lựa chọn thiết bị đo điện trở bề mặt bởi vì chi phí cao hơn mong đợi nhưng đổi lại ta có thể sử dụng chúng một cách chính xác và toàn diện nhất. Đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn đo điện trở bề mặt theo tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20, độ sai số chỉ 5-10%. Một trong những thiết bị SYSTECH hiện đang cung cấp hiện nay cho các vendor SAMSUNG như Thiết bị đo điện trở bề mặt TREK 152 hoặc Thiết bị đo điện trở bề mặt MEG102. Với chất lượng và độ bền được nhiều khách hàng sử dụng đánh giá trên mong đợi. Hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật.

    Đảm bảo kết quả hiển thị chính xác để xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp xử lí kịp thời -> Sản xuất an toàn ESD, Audit thành công.

    [​IMG]

    Hình 3: Thiết bị đo điện trở bề mặt đạt chuẩn TREK 152 và MEG102

    2/ Sử dụng thiết bị đo điện áp ESD để đo ionizer
    Một vấn đề đang gặp phải cũng rất phổ biến, sử dụng các máy đo điện áp tĩnh điện có tích hợp đo ion balance (độ cân bằng ion) để kiểm tra định kì các quạt khử tĩnh điện ionizer. Đây là cách sử dụng thiếu nghiên cứu và đánh giá.

    [​IMG]

    Hình 4: Sực khác biệt thiết bị đo ionzier đáp ứng tiêu chuẩn


    Trong tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20 có đề cập cần phải đo 3 thông số là: độ cân bằng ion < +-35V và decay time (+), (-). Vậy thiết bị đo điện áp tích hợp đo ionizer chỉ đo được 1 thông số Ion balance. Trong khi không xác định được thời gian khữ tĩnh điện của thiết bị ionizer là bao lâu.

    Giải pháp: Phải sử dụng thiết bị đo ionizer chuyên biệt (Ionzier DP), bao gồm cả 3 thông số Ion balance, Decay time (+) và decay tim (-).

    3/ Tất cả các đối tượng đo đều sử dụng cùng một máy đo điện áp tĩnh điện
    Để tiết kiệm chi phí đầu tư, các khách hàng thường chỉ sử dụng 1 máy đo điện áp tĩnh điện để đo mức điện áp tĩnh điện trên bề mặt sản phẩm. Đây cũng là lỗi khác phổ biến khi chúng ta không phân biệt được thiết bị đo điện trường tĩnh điện và điện áp tĩnh điện.

    [​IMG]

    Hình 5: Thiết bị đo điện trường tĩnh điện và điện áp tĩnh điện

    Để hiểu được sự khác biệt chúng ta có thể tham khảo bài viết: Sự khác biệt các thiết bị đo điện áp tĩnh điện phổ biến
    Ta thấy, tùy vào kích thước đối tượng và độ chính xác chúng ta cần thì ta có thể lựa chọn thiết bị đo phù hợp.

    4/ Những nguyên nhân gây sai số cho thiết bị đo ESD
    Đối với các thiết bị đo điện áp chủ yếu là thiết bị chưa được nối đất hoặc sensor bị hỏng (có thể liên hệ SYSTECH để bảo dưỡng, thay thế)
    Đối với thiết bị đo ionizer: Tấm plate bị bám bụi hoặc ẩm ước do môi trường sử dụng tác động, chúng ta có thể tự khắc phục bằng cách sử dụng wiper thấm cồn IPA hoặc cồn Y tế để vệ sinh tấm plate đo
    Đối với thiết bị đo điện trở bề mặt: Sai số cũng xảy ra nếu bề mặt 2 đầu điện cực quả nặng bị bám bụi và mất vệ sinh. Có thể sử dụng khăn sạch và cồn để vệ sinh đầu đo.

    5/ Đo điện trở của găng tay và giày bằng bút đo
    Một sai lầm to lớn khi khách hàng sử dụng bút đo để đo sản phẩm là găng tay và giày dép ESD. Vì bút đo chỉ có thể đo được trên một diện tích nhỏ, đặc biệt kết quả không phản ánh đúng khi con người đeo, mang vào để sử dụng. Trong tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20 có nêu rõ cách đo giày và găng tay.

    [​IMG]

    Hình 6: Cách đo găng tay chính xác
    Các bạn có thể tham khảo video hướng dẫn cách đo găng tay đúng phương pháp: Cách đo găng tay ESD
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!
    liên hệ mình để kết nối- chia sẻ: 0369660485 - Duy (ESD engineer)
     
    Loading...

Chia sẻ