GIẢI PHÁP KHỬ TĨNH ĐIỆN TRÊN MÀNG NHỰA PE, HDPE...

Discussion in 'Bàn về công nghệ khử tĩnh điện' started by Nguyen Tan Duy, 10/04/2020.

  1. GIẢI PHÁP KHỬ TĨNH ĐIỆN TRÊN MÀNG NHỰA NHIỄM TĨNH ĐIỆN

    1/ Thực trạng

    Hiện nay, Nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng về các loại sản phẩm túi màng, bao bọc sản phẩm, packing bằng nhựa… ngành công nghiệp nhựa Việt Nam đã ngày càng phát triển và được phổ biến sản xuất rộng rãi với đa dạng quy mô đầu tư, đa dạng sản phẩm…

    Đi đôi phát triển công nghiệp sản xuất chế biến nhựa, ngoài những lỗi do máy móc gây ra, nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng đầu vào đã tạo ra thành phẩm không như mong muốn, bề mặt màng bị nhăn, gập nếp…bên cạnh đó đó là các vấn đề liên quan về tĩnh điện xảy ra tích tụ trên màng nhựa, màng bao bì, màng PET.. cũng là tác nhân gây ra các hậu quả không mong muốn lên sản phẩm bao bì, gây tê giật khi công nhân chạm vào màng nhựa

    2/ Nguyên nhân

    Tĩnh điện được sinh ra do sự ma sát giữa 2 bề mặt vật liệu. Và trong trường hợp sản xuất cán màng nhựa thì tĩnh điện được sinh ra khi màng nhựa ma sát với các trục lăn, roller. Ma sát càng nhiều giữa màng nhựa với trục lăn thì tĩnh điện sinh ra sẽ càng nhiều. Tích tụ trên bề mặt màng.


    may can mang nhua nhiem tinh dien.jpg

    3/ Hậu quả

    - Tĩnh điện trên bề mặt màng nhựa trên 3000 Volt sẽ gây tê giật khi người công nhân chạm vào cuộn màng. Tạo cảm giác lo sợ, không an toàn khi tiếp xúc gần cuộn nhựa.

    - Gây bám bụi nhiều trên màng vì tĩnh điện. Ảnh hướng đến chất lượng sản phẩm đầu ra, không đáp ứng yêu cầu sản phẩm sạch bụi của khách hàng.

    tinh dien gay te giat tren mang nhua.jpg

    4/ Giải pháp

    - Nối đất ổn định cho các máy cán màng nhựa để đảm bảo điện rò tĩ từ máy ra thân máy được đưa xuống đất. Tránh gây nguy hiểm cho con người khi va chạm vào thân máy.

    - Vì nhựa là loại vật liệu cách điện. Vậy nên tĩnh điện sẽ tồn tại trên màng nhựa rất lâu, không thể truyền xuống đất theo đường nối đất của máy. Trong trường hợp này, sử dụng 2 thanh bar BJS không dùng khí nén đặt trên và dưới mặt màng ngay tại vị trí cuối cùng màng bị ma sát với trục lăn để khử tĩnh điện. Khoảng cách an toàn từ vị trí đầu kim thanh khử tĩnh điện BJS đến bề mặt màng từ 5-7cm.

    - Để đảm bảo thanh khử hoạt động ổn định, định kì 3-4 tháng nên vệ sinh các đầu kim trên thanh khử bằng cồn và khăn sạch. Lưu ý nên tắt nguồn thiết bị trước khi vệ sinh để đảm bảo an toàn điện.

    do_tinh_dien_film_mang_nhua.jpg
    5/ Kết quả.
    -Khi chưa dùng thanh khử tĩnh điện BJS. Điện áp tĩnh điện trên màn là 17.000V.. Đây là mức rất nguy hiểm, gây giật cao và ảnh hưởng đến chất lượng màng..
    upload_2020-4-15_15-22-29.png

    -Kết quả sau khi khử tĩnh điện bằng thanh bar BJS
    upload_2020-4-15_15-23-48.png

    6/ Cách set up bộ thiết bị khử tĩnh điện BJS trên màng .
    - Sử dụng bộ 2 thanh bar bao gồm: Bộ cung cấp nguồn SAT-11, bộ chia 2 và 2 thanh bar. Đặt 2 thanh bar khử tĩnh điện ở bề mặt trên và bề mặt dưới tấm màng. Khoảng cách an toàn 5-7cm tính từ đầu kim đến bề mặt màng.
    upload_2020-4-15_15-31-42.png

    Link thông tin thiết bị khử tĩnh điện: Thanh khử tĩnh điện BJS
    Link thông tin thiết bị đo điện trường tĩnh điện: Máy đo điện trường Statiron DZ4
    ----------------
    Contact me to get more information: 0369660485 (Mr.Duy) -zalo
    email: duynt@systech.vn
     
    Lần sửa cuối: 15/04/2020
    DucNV_Systech and dungpvbk like this.
    Loading...
  2. dungpvbk

    dungpvbk New Member

    chủ thớt cho mình hỏi, như hình và bài chia sẻ của bạn, thì sử dụng thiết bị khử mới đang khử được 1 mặt trên hoặc dưới của màng PE, vậy khi khử, việc khử 1 mặt có đảm bảo đc việc khử toàn bộ tĩnh điện bề mặt được không? Cám ơn bạn
     
  3. chào anh, câu hỏi a rất thực tế. Đối với màng PE, mình đã test thực tế thì chỉ cần gắn thanh Bar BJS mặt trên màng PE là đủ khử mặt dưới của màng PE a nhé
     
    dungpvbk likes this.

Chia sẻ