Các phương pháp hạn chế tĩnh điện phát sinh trong quá trình sản suất 1. Nguồn gốc của tĩnh điện. Như chúng ta đã biết: tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của vật liệu và sự mất cân bằng này điện tích sẽ bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu cho đến khi nó có thể truyền được đi qua nơi khác. Vậy tĩnh điện là sự chênh lệch điện áp có thể do rất nhiều nguyên nhân như: cọ sát, truyền từ nơi có điện thế cao về nơi có điện thế thấp hoặc do bị nhiễm do để gần các vật đã bị mất cân bằng điện tích rồi…. Vậy từ những điều này chúng ta có thể nhận định rằng tĩnh điện có thể sinh ra từ rất nhiều các nguồn gốc khác nhau tuy nhiên trong quá trình sản xuất việc di chuyển và thao tác với các linh kiện ESDS và các PCB đã vô tình làm cho tĩnh điện xuất hiện nhiều hơn và nó gây hỏng hóc trưc tiếp hoặc phát sinh các lỗi tiềm ẩn có thể gây thiệt hại to lớn cho nhà máy. Vậy điều kiện nào để tĩnh điện phát sinh nhiều như vậy? chuyên mục sau đây mình sẽ phân tích một cách khách quan nhất về các điều kiện có thể phát sinh tĩnh điện. 2. Những điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến tĩnh điện Như ở phần mở đầu mình đã giải thích. Tĩnh điện sinh ra ở các nguồn gốc rất khác nhau nhưng về cơ bản chúng cùng tuân thủ theo các điều kiện sau: - Nhiệt độ độ ẩm: như chúng ta đã biết tĩnh điện phần lớn sinh ra từ việc cọ sát tiếp xúc . Vậy trong điều kiện hanh khô và nhiệt độ thấp là điều kiện phát sinh sự ma sát lớn nhất dẫn đến tĩnh điện phát sinh nhiều nhất. Tuy nhiên ở nhiệt độ quá cao, độ ẩm cao thì con người khó làm việc và đặc biệt các chân linh kiện dễ bị oxi hóa . do đó trong các nhà máy như LG,SAMSUNG, CANON họ thường cài đặt nhà xưởng ở một ngưỡng nhiệt độ độ ẩm ở mức cho phép vừa đảm bảo mức tĩnh điện phát sinh thấp mà đảm bảo các linh kiện không bị oxi hóa và nhân viên làm việc được thoải mái nhất. - Nguyên vật liệu: Chúng ta có người đã biết các vật liệu cách điện luôn sinh ra tĩnh điện rất là cao mà tĩnh điện sẽ giữ lại ở đó và không thể truyền đi nơi khác được mức tĩnh điện này sẽ ảnh hưởng đến các linh kiện hay PCB ở cạnh nó gây mất cân bằng dẫn dến các đối tượng này cũng bị nhiễm tĩnh điện gây mất cân bằng tĩnh điện. Do đó trong các nhà máy thông thường sẽ thay thể vật liệu cách điện sang các vật liệu truyền dẫn tĩnh điện hoặc dẫn điện để đảm bảo tĩnh điện có thể truyền đi hết ngoài ra có thể để khoảng cách phù hợp để có thể tránh gây hại cho các linh kiện khác và đồng thời dùng thiết bị khử ionizer để khử tĩnh điện trên bề mặt của vật liệu cách điện. 3. Các phương pháp hạn chế tĩnh điện phát sinh trong quá trình sản xuất. - Setup ngưỡng nhiệt độ và độ ẩm sao cho mức tĩnh điện phát sinh thấp nhất - Thay thế các vật lệu cách điện sang các vật liệu truyền dẫn hoặc dẫn điện. - Nối đất cho thiết bị - Sử dụng giầy và vòng đeo tay cho nhân viên làm việc trong nhà xưởng Người viết : Ngọc Tân Engineer Nguồn : Tài liệu
[QUOTE="LuckyStar 89, post: 1175, member: 568"]Hello admin! Cho mình hỏi chút. Độ ẩm và nhiệt độ có ảnh hưởng đến ESD như thế nào vậy?[/QUOTE] Chào bạn luckystar89: Độ ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến ESD bạn nhé : Khi độ ẩm thấp thì esd sẽ phát sinh nhiều hơn tiềm ẩn nguy cơ phóng tĩnh điện nhiều hơn
Mình có đọc trong tài liệu S20.20. Một số điều kiện yêu cầu độ ẩm để đánh giá đầu vào là 12%, thực tế khá khó để thiết lập độ ẩm này.
Dạ độ ẩm rất khó đẻ kiểm soát do đó nhà máy cụ thể là phòng sạch sẽ kiểm soát nhiệt độ nhiều hơn anh nhé và các phương pháp để hạn chế tĩnh điện phát sinh trong nhà máy bao gồm vật liệu và thiết bị khử tĩnh điện và đo đạc đánh giá tĩnh điện anh hùng nhé!!!
Hi Mr. Hùng Muc đích tiêu chuẩn đưa ra 12% là test trong điều kiện xấu nhất về mặt tĩnh điện. Em có trao đổi trực tiếp vấn đề này với Mr. John Kinear của IBM ( người viết tiêu chuẩn này) thì bác có nói là ở VN thì chỉ cần test trong môi trường xấu nhất về mặt tĩnh điện có thể xảy ra trong quá trình sử dụng là được. Ví dụ mội trường độ ẩm thấp nhất trong năm là 30% thì test verification ở 30% là ổn ạ! Thanks!