Làm sao để hạn chế tĩnh điện phát sinh trong sản xuất vải - sợi - màng

Discussion in 'Các vấn đề thường gặp' started by Dinh Ngoc Tan, 06/02/2020.

  1. Làm sao để hạn chế tĩnh điện phát sinh trong sản xuất vải, sợi, màng

    1. Vấn đề các nhà máy sản xuất vải, giặt đồ gặp phải
    a. Tính điện có gây ảnh hưởng đến con người không ???
    Các bạn đã bao giờ bị điện giật mà không biết lý do vì sao chưa? Đang làm việc đột nhiên bị giật nhẹ thậm chí giật đột ngột chưa?
    Các nhân viên làm việc trong các nhà máy sản suất film màng , vải , giặt ủi chăn ga gối đệm thì chắc hẳn sẽ hiểu rất rõ điều này nếu như các nhân viên tuân thủ đồ bảo hộ như : gang tay, giầy, dép thì mức độ nhân viên tiếp xúc với sản phẩm thì nhân vân vẫn bị giật nhưng dòng điện chạy qua người rất yếu và các nhân viên sẽ chẳng có cảm giác gì cả. Tuy nhiên khi nhân viên không mang bao tay hoặc đồ bảo hộ thì dòng điện chạy qua người rất nhanh sẽ dẫn tới dòng điện lớn khi đó con người sẽ cảm giác được là mình bị giật thậm chí còn bị sốc điện rất ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên khi đi lại và làm việc trong các khu vực làm việc này.
    Vậy lý do và nguyên lý gì mà điện không bị rò gỉ mà con người vẫn bị giật và cả giác bị giật liên tục như vậy. Đó chính là do tĩnh điện gây ra. Khi một vật bị mất cân bằng tĩnh điện nó sẽ làm cho các vật còn lại bên cạnh nó cũng bị cảm ứng phân cực và mất cân bằng tĩnh điện theo khi người đó vô tình được nối đất thì sẽ có một dòng điện chạy qua người với dòng lớn sẽ khiến cho cơ thể con người sẽ bị giật, sốc điện ngã khụy do đó tĩnh điện có gây ảnh hưởng đến con người.
    2. Nguyên nhân dẫn đến phát sinh tĩnh điện
    Ở trong các khu vực sản xuất các sản phẩm liên quan đến vải, sợi màng thì tĩnh điện chủ yếu sinh ra do ma sát của vải với các vật cọ sát trực tiếp giữa các vật như băng truyền, con lăn với vải sợi mà do các vật liệu như vải sợi, màng đều không phải là vật liệu có thể nối đất do đó tĩnh điện không thể truyền đi nơi khác mà lưu lại trên bề mặt vải 1 mức điện áp lớn có thể gây giật đối với con người khi thao tác và làm việc với các sản phẩm sản xuất. Do đó cần phải có phương pháp khắc phục vấn đề này trong các nhà máy sản xuất vải sợi màng là rất khó khăn. Nhưng chắc chắn phải loại trừ tĩnh điện phát sinh trên bề mặt của sản phẩm.

    Anh 1.jpg
    3. Phương pháp hạn chế và khắc phục hậu quả mà tĩnh điện gây ra.
    Tĩnh điện phát sinh trên bề mặt của những vật liệu không thể nối đất do đó cần có phương án để khử hết tĩnh điện phát sinh trên bề mặt của các sản phẩm sản xuất để có thể ngăn ngừa vấn đề sốc điện khi nhân viên thao tác vơi các sản phẩm được sản xuất trực tiếp từ vải sợi màng. Trên thế giới thường sử dụng là sử dụng ionizer để trung hoa điện tích.
    Phương án đó chính là phương án khử tĩnh điện bằng sử dụng thanh bar CABX để cân bằng điện tích trên bề mặt của vật liệu. Nhất là trong các khu vực có nhân viên làm việc trực tiếp với sản phẩm.
    Hoặc sử dụng thanh bar BJS dùng công nghệ corona không cần dùng đến khí nén để lắp đặt các khu vực khử bề mặt của màng hoặc vải phát sinh tĩnh điện cao.

    Anh 2.jpg


    Người viết : Đinh Ngọc Tân
    Liên Hệ : 0988958973 ( Zalo )
    Emai: tandn@systech.vn
     
    Loading...

Chia sẻ