Bụi Tĩnh Điện Trong Phòng Sạch

Discussion in 'Khác' started by Dinh Ngoc Tan, 17/06/2019.

  1. 1. Phòng sạch là gì?
    Phòng sạch theo tiếng Anh là cleanroom, là danh từ ghép giữa clean (sạch) và room (phòng).
    Theo nghĩa của từ thì phòng sạch chính là một phòng rất sạch.
    Theo định nghĩa chuyên môn, phòng sạch là phòng mà ở trong đó nồng độ hạt lơ lửng trong không khí cùng các yếu tố khác như nhiệt độ, độ ẩm và áp suất đều bị khống chế và điều khiển để đem đến một hệ thống làm việc cực kỳ tinh vi và hiện đại.
    Còn nói một cách dễ hiểu, đơn giản nhất, phòng sạch là phòng kín, trong đó lượng bụi được hạn chế một cách thấp nhất; nhiệt độ, áp suất và độ ẩm được khống chế và điều khiển giúp quá trình nghiên cứu, chế tạo và sản xuất không bị bẩn, không có khí độc hại, đảm bảo vô trùng, “sạch” như nghĩa của nó.
    Vậy chúng ta sẽ tạm hiểu là trong phòng sạch vẫn có bụi nhưng kích thước hạt bụi được khống chế ở mức tiêu chuẩn không ảnh hưởng đến sản xuất và chất lượng của sản phẩm.
    ESD 3.jpg
    2. Bụi tĩnh điện trong phòng sạch.
    Như chúng ta đã phân tích rất nhiều về tĩnh điện và tác hại của tĩnh điện thì ngoài việc tĩnh điện gây phá hủy linh kiện với sự phóng điện và gây tác hại tiềm ẩn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và thương hiệu của nhà sản xuất thì tĩnh điện còn có tác hại to lớn khác đó chính là tĩnh điện gây bụi bám hút trên bề mặt sản phẩm.
    Vậy Bụi tĩnh điện hình thành như thế nào?
    Như chia sẻ của mình ban đầu. Bản chất trong phòng sạch đã có bụi nhưng mật độ hạt bụi đã được giới hạn chủ yếu nằm trong khung tiêu chuẩn của phòng sạch. Khi màn hình được sản xuất do sự xuất hiện của tĩnh điện trong sản xuất mật độ hạt bụi tập chung và bị hút về phía vật liệu mất cân bằng tĩnh điện vậy mật độ hạt bụi bị hút sẽ tập chung với nhau và tạo thành hạt bụi có kích thước lớn hơn kích thước cho phép của bụi có trong phòng sạch gây nên hiện tượng dị vật trong lớp màn hình điện thoại, TV, camera …. Mặt khác quần sáo, khẩu trang … gồm rất nhiều các loại tơ sợi có liên kết không bền vững rất dễ bị sự tác động của ngoại cảnh môi trường gây nên rơi rụng ngoài không khí do đó khi sản xuất dán các lớp màn hình hoặc camera bụi bị dính vào màn hình hoặc camera. Mà hiện tại camera ngày một thiết kế càng nhỏ và tinh vi vậy nên khi vệ sinh camera điện thoại, máy ảnh khi bụi tĩnh điện lẫn vào là rất khó khăn và rất mất thời gian ảnh hưởng đến chất lượng và sản xuất.
    Vậy sự hình thành bụi tĩnh điện trong phòng sạch chủ yếu 90 % là do tĩnh điện do đó các nhà máy có phòng sạch và đặc biệt là các nhà máy sản xuất màn hình , camera cần phải loại bỏ tĩnh điện đến mức tối đa nhất trong khu vực phòng sạch.
    ESD 1.jpg
    3. Ảnh hưởng của bụ tĩnh điện trong sản xuất.
    Ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm sản xuất.
    Ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất
    Mất thời gian Rework lại sản phẩm
    Ảnh hưởng đến thương hiệu của nhà sản xuất .
    ESD 2.jpg
    4. Kiểm soát bụi tĩnh điện
    Cần sử dụng thiết bị đo chuyên dụng để dò tìm nguồn phát sinh tĩnh điện
    Tiến hành kiểm soát tĩnh điện bằng các phương pháp nối đất, hoặc ionizer phù hợp Cần xây dựng chương trình giám sát tĩnh điện thường xuyên và liên tục trong nhà máy.
    Cần audit định kỳ chương trình kiểm soát tĩnh điện theo chu kỳ.
    Cần hiệu chuẩn thiết bị đo chuẩn xác .



    Người viết : Đinh Ngọc Tân
    Email liên hệ : tandn@systech.com.vn
     
    Last edited by a moderator: 27/07/2019
    DucNV_Systech and dungpvbk like this.
    Loading...
  2. nguyen dinh hiep

    nguyen dinh hiep New Member

    Chào bạn.
    Mình đang gặp vấn đề bụi dị vật bám trên bề mặt BAG nguyên liệu.
    Bên mình đã đưa qua passbox không thể loại bỏ được.
    Vậy có cách nào loại bỏ được hết dị vật trên bề mặt không bạn.
     
  3. chào bạn hiệp. Bạn ở công ty nào nhỉ . hiện tại nhà máy mình đã có phòng sạch chưa ạ và có kiểm soát về tính điện không ạ. Bạn cho mình số đt mình sẽ tư vấn cụ thể
     

Chia sẻ