Bài 1: Tĩnh điện là gì?

Discussion in 'Kiến thức cơ bản về chống tĩnh điện' started by Dũng BK, 05/04/2017.

Tags:
  1. Dũng BK

    Dũng BK Member


    Bài 1:Tĩnh điện là gì? ESD là gì?

    Đối với nhiều người thì tĩnh điện hiểu đơn giản là cảm giác giống như bị giật điện khi đi lại trên thảm và chạm tay và cánh cửa kim loại.Tuy nhiên tĩnh điện và phóng tĩnh điện lại là một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp. Ngay từ năm 1400, Quân đội châu Âu và Caribe đã kiểm soát tĩnh điện trong quá trình sản xuất và lưu trữ đạn dược, thuốc nổ.
    Static charge.jpg
    ( Nguồn: Internet)
    Dưới sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì các yêu cầu đối với kiếm soát tĩnh điện ngày càng tăng lên. Đặc biệt là trong ngành công nghiệp điện tử.
    Tuổi thọ của các thiết bị điện tử có liên quan rất nhiều đến tĩnh điện và phóng tĩnh điện. Các thiết bị điện tử ngày càng trở nên nhanh hơn, nhỏ gọn hơn, do đó các yêu cầu về kiểm soát tĩnh điện ngày tăng theo.
    Chi phí cho các hỏng hóc thiết bị từ vài cent của một con diot đến vài nghìn đô la Mỹ cho một bản mạch phức tạp. Chưa kể đến chi phí sửa chữa, bảo hành, bảo trì, vận chuyển, lưu kho, nhân công và chi phí quản lý cũng tăng lên đáng kể.
    Ngày nay có hàng nghìn công ty trong lĩnh vực điện tử đưa ra các yêu cầu về kiểm soát chống tĩnh điện là yêu cầu bắt buộc. Các tiêu chuẩn kiểm soát chống tĩnh điện được tổ chức chống tĩnh điện quốc tế ( ESDA) có hướng dẫn để các công ty có thể thực hiện kiểm soát chống tĩnh điện trong quá trình sản xuất của mình.
    1. Nạp tĩnh điện và phóng tĩnh điện.



    Tĩnh điện :được định nghĩa là sự mất cân bằng điện tích trên bề mặt của vật liệu. Sự mất cân bằng điện tích này tạo ra điện trường và giá trị này có thể đo được và nó có thể ảnh hưởng tới các vật thể khác.
    Xả tĩnh điện ( ESD) : được định nghĩa là sự xả điện tích cực nhanh và đột ngột với giá trị của điện trường rất lớn. Xả tĩnh điện sảy ra rất phổ biến tuy nhiên việc phát hiện được chúng là là rất khó.

    ESD Everywhere.jpg
    ( Nguồn: Internet)
    Note: Thông thường,phóng tĩnh điện sảy ra giữa hai vật thể chênh lệch điện thế khi chúng lại gần nhau.Phóng tĩnh điện sẽ làm thay đổi đặc tính điện của các thiết bị như bán dẫn, giảm hiệu suất hoặc phá hủy nó. Phóng tĩnh điện cũng ảnh hưởng tới vận hành của hệ thống điện làm cho nó hoạt động sai hoặc hỏng hóc. Tĩnh điện bề mặt gây ra hiện tượng bám hút tĩnh điện và việc loại bỏ chúng cũng không hề đơn giản.
    Bám hút tĩnh điện.jpg
    ( Nguồn: Internet)
    Khi các hạt bụi trong không khí bị hút bởi tĩnh điện sinh ra trên bề mặt của wafer hoặc mạch điện chúng có thể gây ra các khiếm khuyết hoặc giảm hiệu suất hoạt động.
    Kiểm soát xả tĩnh điện bắt đầu từ việc tìm ra vị trí phát sinh nạp tĩnh điện. Nạp tĩnh điện thông thường được tạo ra bằng việc tiếp xúc và tách rời giữa hai vật liệu. Các vật liệu có thể giống nhau hoặc khác nhau tuy nhiên vật liệu khác nhau sẽ tạo ra mức tĩnh điện lớn hơn. Ví dụ, một người đi trên sàn nhà sẽ tạo ra tĩnh điện của mặt đế giày tiếp xúc và tách rời khỏi mặt sàn..Một linh kiện điện tử trượt trên túi đựng, khay đựng, ống cũng nạp tĩnh điện khi tiếp xúc, tách rời diễn ra nhiều lần và mức tĩnh điện phát sinh ra là khác nhau giữa các lần, tùy từng trường hợp.

    Tiếp xúc và tách rời.jpg
    ESD Basic Video

    Các bài viết liên quan:

    1. Thiết bị khử tĩnh điện
    2. Các thiết bị đo và kiểm soát tĩnh điện
    3. Giám sát tĩnh điện cho người
    4. Hệ thống giám sát tĩnh điện trong nhà máy
    Bạn có muốn trao đổi trực tiếp với tác bài viết?
    Fanpage chính thức
    :
    CỘNG ĐỒNG CHUYÊN GIA TĨNH ĐIỆN ( ESD VIỆT NAM)

    ( Nguồn: Internet)
    Người viết: Eckbk
    Email: tiendung.hust@gmail.com
    Mobile: 0163.2953.518
     
    Last edited by a moderator: 24/07/2021
    sehelavisa and dungpvbk like this.
    Loading...
  2. admin

    admin Administrator

    Mọi người vào comnent nhiệt tình nhé! :)
     
  3. admin

    admin Administrator

  4. admin

    admin Administrator

  5. nhantruong123

    nhantruong123 New Member

    nhờ mấy anh cho em hỏi về điện trở tĩnh điện là gì ? Tại sao khi kiểm tra tĩnh điện ngoài thiết bị có chức năng đo điện áp thì còn phải sử dụng thêm thiết bị đo điện trở tĩnh điện. Em cảm ơn
     
  6. 1/ Như bạn đã biết điện trở có đặc tính chung cản trở dòng điện. Vậy điện trở tĩnh điện là loại có giá trị điện trở nằm trong vùng điện trở truyền dẫn tĩnh điện từ R=10^4-10^11 .. ở mức này.. điện áp tĩnh điện được truyền đi được nhưng không quá đột ngột nên cường độ dòng điện nó thấp.. nó sẽ không gây ảnh hưởng đến linh kiện nhạy cảm tĩnh điện..
    2/ Mình đo điện trở để xác định xem loại vật liệu mình đang dùng đó có nằm trong điện trở truyền dẫn tĩnh điện hay không. Chủ yếu để mình đánh giá xem loại vật liệu này có truyền được tĩnh điện đi hay không.. để lựa chọn sử dụng.. Ví dụ như quần áo ESD, bao tay, giày, dép, sàn , thảm, tray, khay, kệ
     
  7. nhantruong123

    nhantruong123 New Member

    em cảm ơn anh
     
  8. bạn có gì thắc mắc thì có thể liên hệ trực tiếp mình qua zalo nhé.. mình là nhân viên kỹ thuật ESD.. rất vui được làm quen và chia sẻ kiến thức và hỗ trợ nhau.
    0369660485 zalo mình nhé
     
    Dinh Ngoc Tan likes this.
  9. bạn duy cho mình hỏi tĩnh điện phát sinh sinh ra điện trường và từ điện trường tính thế nào để ra được điện áp nhỉ . Thanks :)))
     
  10. Bước đầu tiên mình tính giá trị cường độ điện trường (Công thức có trên mạng [​IMG])
    từ giá trị đó ta suy ra điện áp V=E.r
     
  11. philong99

    philong99 New Member

    Cảm ơn chủ thớt, bài viết rất hữu ích
     

Chia sẻ