Phương pháp đo đánh giá chất lượng quần áo ESD theo chuẩn ANSI/ESD S20.20

Discussion in 'Phương pháp đo' started by Nguyen Tan Duy, 21/11/2019.

  1. Phương pháp đo đánh giá chất lượng quần áo ESD theo chuẩn ANSI/ESD S20.20

    1. Mục tiêu
    Kiểm tra điện trở tĩnh điện trên quần áo bao gồm các nguyên vật liệu dẫn điện và truyền dẫn tĩnh điện được sử dụng trong may, thiết kế trang phục, quần áo chống tĩnh điện.

    2.Thiết bị đo yêu cầu

    Máy đo điện trở bề mặt: Sai số<5%, dải đo từ 1.0x10^3- 1.0x10^12 Ohms.
    (Ở đây chúng tôi dùng máy đo điện trở bê mặt TREK 152: Thiết bị đo điện trở Trek 152-1 - ESD E-Commerce)
    Điện cực hình trụ: số lượng 2, khối lượng 2.27kg, đường kính 63.5mm
    Tấm cách điện: Điện trở >1.0 x 10^13.

    3.Phương pháp test:
    3.1 Nhiệt độ, độ ẩm yêu cầu (Nên test trong điều kiện môi trường xấu nhất của nhà máy):

    Độ ẩm: 12 ± 3%
    Nhiệt độ: 23 ±3°C
    Sản phẩm phải được đặt trong môi trường test tối thiểu là 48 giờ trước khi test.

    3.2 Nhiệt độ, độ ẩm thông thường:
    Độ ẩm: 50 ± 5%
    Nhiệt độ: 23 ±3°C
    Sản phẩm phải được đặt trong môi trường test tối thiểu là 48 giờ trước khi test.

    3.3 Chuẩn bị mẫu.
    Mẫu quần áo chống tĩnh điện theo quy định phải được giặt sạch tối thiểu 3 lần trước khi kiểm tra.
    3.4 Kiểm soát tĩnh điện trên quần áo.
    3.4.1. Đo điện trở point-to-point của quần áo (Rpp)

    Tham khảo hình 1.
    Điều kiện nhiệt độ: Môi trường độ ẩm thấp và môi trường độ ẩm thông thường.
    Vật mẫu đặt trên bề mặt cách điện > 1.0x10^13 Ohms/square.
    Tấm lót cách điện đặt bên trong áo. Đảm bảo lúc di chuyển điện cực hình trụ phải luôn nằm bên trên tấm lót.
    Lựa chọn thang đo 10V với sản phẩm có điện trở <1.0x10^6 Ohm. Đọc giá trị đo sau 5 giây
    Lựa chọn thang đo 100V với sản phẩm có điện trở ≥ 1.0x10^6 Ohm. Đọc giá trị đo sau 15 giây
    Thay đổi vị trí đo lần lượt các điểm trên cổ tay áo và tà áo…

    phuong phap do dien tro tinh dien ao esd.jpg cach do dien tro tinh dien tren quan ao esd.jpg
    Hình 1: Đo điện trở của các điểm trên áo với quả nặng.
    Ngoài phương pháp đo point to point như trên, theo tiêu chuẩn ANSI/ESD S20.20 chúng ta còn có phương pháp đo point to ground. Tức đo điểm nối đất trên quần áo đến điểm nối đất chung. Nhưng vì điều kiện ứng dụng thực tế tại việt nam hiện nay, hầu hết các loại quần áo có điểm nối đất không được sử dụng nhiều. Vậy nên nếu các bạn có vấn đề hay thắc mắc về loại quần áo có điểm nối đất. Hãy bình luận bên dưới.
     
    Lần sửa cuối: 19/05/2020
    DucNV_Systech likes this.
    Loading...

Chia sẻ