Field Meter, Volt Meter ( Non-contact), Volt Meter ( Contact) khác nhau như thế nào? Hiện nay các thiết bị đo điện áp tĩnh điện rất phổ biến, với nhiều nhà sản xuất khác nhau với các công nghệ khác nhau và đương nhiên là giá tiền cũng khác nhau. Ngoài ra, kích thước của đối tượng cần đo sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới giá trị đo. Vậy bạn sẽ chọn thiết bị nào để phù hợp với nhu cầu sử dụng bên mình? Trong bài viết này mình sẽ so sánh 3 thiết bị đo tĩnh điện với 3 công nghệ khác nhau để các bạn hiểu hơn về các thiết bị này. 1. Field meter 2. Volt Meter ( Non-contact) 3. Volt Meter ( Contact) Thông số Phương pháp đánh giá: Sử dụng các tấm tròn có đường kính khác nhau và được nạp cùng mức điện áp là 26V ( cái này mình tự chế nên hơi xấu chút). Các thiết bị đo tĩnh điện được thiết kế để đo với kích thước tối đa cho phép khác nhau.Đối tượng cần đo càng nhỏ thì giá trị đo càng sai số nhiều. Ở đây mình sử dụng 3 kích thước tương ứng với 3 đối tượng khác nhau: Đường kính: 100mm, 40 mm và 20 mm. Điện áp: 26V 1. Field meter Giá trị đo là chấp nhận được với vật có đường kính lớn. Vật có kích thước nhỏ có sai số rất lớn. 2. Volt Meter ( Non-contact) Vật có kích thước nhỏ hơn 25mm sẽ có sai số khi đo. 3. Volt Meter ( Contact) Chính xác tuyệt đối và không phụ thuộc vào kích thước. Qua phần so sánh này thì rõ ràng là Voltmeter chính xác hơn nhiều. Bà con cứ thế mà chọn Voltmeter )- Mình đùa đấy, máy này có giá rất cao do công nghệ đặc biệt là loại Contact- Đầu đo tiếp xúc trực tiếp với đối tượng cần đo mà gần như không xảy ra phóng tĩnh điện, không ảnh hưởng tới đối tượng nhạy cảm tĩnh điện, kể cả wafer @@@ Kết luận: 1. Field meter: Đo vật có kích thước lớn và đo được mức điện áp cao. Khoảng cách đo: 2,5cm-3 cm giữ cố định. Chi phí rẻ hơn Voltmeter Kích thước vật cần đo: Lớn hơn 100mm Ứng dụng: Đo điện áp trên: Quần áo, thảm, khay đựng linh kiện, vật liệu đầu vào.... 2. Volt Meter ( Non-contact): Không phụ thuộc vào khoảng cách đo. Độ chính xác cao. Kích thước vật cần đo:> 25mm Ứng dụng: Đo tĩnh điện trên PCB, conector, nguyên vật liệu đầu vào, găng tay, bao ngón...... 3. Volt Meter ( Contact): Đo tĩnh điện trực tiếp trên đối tượng nhạy cảm tĩnh điện mà không sợ ảnh hưởng đến lỗi ESD. Ứng dụng: Đo tĩnh điện trên linh kiện kích thước nhỏ, đo trực tiếp điện áp trên PCB, IC, wafer...... Người viết: Dũng BK SĐT: 0382379788 Email: tiendung.hust@gmail.com
cảm ơn bạn. Mình có 2 câu hỏi 1. về mặt sai số, có khi nào maker khác nhau thì sai số khác nhau ko bạn nhỉ? vì mình thấy 3 thiết bị trên model của 2 hãng khác nhau? 2. vì sao lại thử nghiệm ở trường hợp điện áp 26V nhỉ?
Hi Bạn 1. Đúng rồi bạn! Mình thiếu note này trong bài viết! 2 thiết bị mình sử dụng là của ShiShiDo và Trek. Các hãng khác thì có thể sai số 1 chút nhưng nói chung vì giới hạn về mặt công nghệ nên sai số các thiết bị cùng loại sẽ tương đương nhau. 2. Mình không có máy tạo điện áp cao nên chỉ sử dụng pin để mức thập bạn nhé! Mức điện áp này thì Fieldmeter gặp khá nhiều bất lợi vì dải đo của nó cao.
Cho mình hỏi, mình chưa hiểu nguyên lý đo của máy đo điện áp tĩnh điện không tiếp xúc. Ai giúp mình với. Tks
Hi bạn Fieldmeter đo điện trường sau đó quy đổi ra điện áp trên đối tường. Volmeter ( Non-contact): Đo trực tiếp điện áp sử dụng công nghệ AC feedback- Đo trực tiếp điện áp trên đối tượng. Do Volmeter đo trực tiếp điện áp nên không phụ thuộc vào khoảng cách đo. ĐỘ chính xác cũng cao hơn Mức độ chính xác của Voltmetter so với Fieldmetter 520: Voltmeter
Cho mình hỏi diễn đàn của mình thấy đề cập nhiều đến tiêu chuẩn ANSI mà chưa thấy đề cập đến IEC. Ví dụ như IEC 61340, IEC60364. Ai có tiêu chuẩn này cho mình xin với.Tks
chủ thớt có tiêu chuẩn IEC, có thể chia sẻ để mn cùng thảo luận được không? mình cũng đang quan tâm về vấn đề này, mình cám ơn
Chào mọi người. Đối với thiết bị đo điện áp tiếp xúc (Volt metter - Contact), Khi chạm đầu đo vào thiết bị có thể gây phóng tĩnh điện ngược lại thiết bị đo, khiến kết quả đo không chính xác. Theo mình tìm hiểu, có phải trong thiết bị đã có cơ cấu chống phóng tĩnh điện như vậy đúng không ? Thanks